Điểm giống nhau giữa ngành Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch

Giữa 2 ngành nghề Quản trị du lịch và Quản trị khách sạn là 2 ngành nghề có nét tương đồng và cũng thiên về du lịch,  chăm sóc khách hàng, hướng dẫn người sử dụng dịch vụ. Cụ thể hơn, với 2 ngành này, người ta sẽ thấy được những điểm giống nhau sau đây:

  • Học ngành quản trị khách sạn và ngành quản trị du lịch có thể làm được một số công việc của nhau. Quản trị khách sạn có thể hướng dẫn du lịch ở vùng miền được cho các đoàn du lịch. Ngược lại học quản trị du lịch cũng có thể làm lễ tân, nhân viên buồng phòng,…
  • Hai ngành này được đào tạo những kỹ năng mềm khá giống nhau, đều được luyện về cách giao tiếp với khách hàng, cần phải có sự khéo léo bởi bạn sẽ tiếp xúc với những người có tính khách khác nhau.
  • Ngành quản trị khách sạn và quản trị du lịch đều có thể thăng tiến lên làm vị trí quản lý một đội nhóm.
  • Cả hai ngành này đều có cơ hội làm việc, tiếp xúc với người nước ngoài cũng như cần đến vốn ngoại ngữ.
  • Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch đều có liên quan đến nhau và nằm trong dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng. Kiểu dạng đi du lịch sẽ cần book phòng khách sạn.
  • Cả 2 ngành này đều có thể làm việc ở một số nơi giống như như khách sạn, nhà hàng, khu resort, khu nghỉ dưỡng, các công ty lữ hành, du lịch,…
  • Sự khác nhau giữa ngành Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch

    Giữa 2 ngành Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch, bạn có thể phân biệt 2 ngành này thông qua những công việc sau khi ra trường mà mỗi người theo học sẽ làm. Cụ thể:

    Thứ nhất, công việc sau khi ra trường của ngành Quản trị khách sạn

    Ngành Quản trị khách sạn được hiểu là bạn sẽ làm các công việc tổng thể trong việc duy trì, phát triển hoạt động của một khách sạn. Với những người theo đuổi ngành Quản trị khách sạn, sau khi ra trường các bạn có thể làm việc tại các vị trí như sau:

    • Lên kế hoạch để làm việc cụ thể và khoa học cho từng bộ phận nếu được thăng tiến lên vị trí giám, sát quản lý. Đồng thời thực hiện phân công và đốc thúc nhân viên cấp dưới thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.
    • Chuyên viên kinh doanh và phát triển các dịch vụ của một khách sạn
    • Có thể làm hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên thực hiện các chương trình về phát triển du lịch. Công việc này có thể tương đồng giống như khi bạn học quản trị du lịch.
    • Làm tổ trưởng bộ phận, làm quản lý bộ phận, điều phối nhân sự cho nhiều vị trí khác nhau như lễ tân hay buồng phòng.
    • Có thể tự mở kinh doanh khách sạn, nhà hàng
    • Thực hiện các công việc giảng dạy về nhà hàng, khách sạn,…
    • Thứ hai, công việc sau khi ra trường ngành Quản trị du lịch

      Nếu học về Quản trị du lịch, bạn ra trường có thể làm các công việc sau đây:

      • Hướng dẫn viên du lịch
      • Điều hành các công việc liên quan đến du lịch như: Nghiên cứu, xây dựng các chương trình du lịch, sự kiện, tổ chức và bán các sản phẩm liên quan đến du lịch.
      • Quản lý các công ty, doanh nghiệp lữ hành, du lịch
      • Quản lý, làm trường các bộ phận tại các công ty du lịch, lữ hành
      • Giảng dạy, nghiên cứu các kiến thức về du lịch.
      • Được đi du lịch tại nhiều nơi.
      • Làm lễ tân, buồng phòng ở khách sạn,…

      Có khá nhiều công việc người học Quản trị du lịch có thể làm được và như bạn đã thấy ngành nghề này thiên về du lịch nhiều hơn, các chuyên môn đều sẽ được đào tạo thiên về du lịch. Hơn nữa, học du lịch sẽ coi trọng ngoại ngữ hơn nhiều so với học Quản trị du lịch.

      Vậy nên học Quản trị khách sạn hay học Quản trị du lịch?

      Chắc có nhiều bạn đang thắc mắc cái này đây. Không biết học Quản trị khách sạn và học Quản trị du lịch thì cái nào lợi hơn? Trả lời cho các bạn rằng, học ngành nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

      • Sở thích, đam mê của bạn thích ngành nghề thì theo ngành đó, thích sự ổn định, ít phải đi lại thì học Quản trị khách sạn, thích đi nhiều nơi có thể học du lịch.
      • Năng lực bản thân về sức khỏe, chuyên môn: Chẳng hạn du lịch cần sức khỏe nhiều hơn vì phải đi lại nhiều, khách sạn thì cần sức khỏe nếu phải tăng ca, trực đêm,…. Về chuyên môn, du lịch cần ngoại ngữ, sự hiểu về văn hóa vùng miền,…
      • Ngoại hình, chiều cao: Tuy cả 2 ngành đều cần ngoại hình, chiều cao nhưng du lịch sẽ cần hơn. Về Quản trị khách sạn sẽ thiên về phong thái chuyên nghiệp, lịch sự nhiều hơn.
      • Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp là như nhau, đều có thể lên vị trí giám sát, quản lý.

(Theo itcs.vn)

PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHÁCH SẠN -RESORT-APARTMENT MEMO (dành cho khách sạn 3-5 sao)

PHẦN MỀM QUAN LÝ KHÁCH SẠN ONLINE STAR (dành cho khách sạn 1-3 sao, đăng ký dùng thử miễn phí 30 ngày)