1. Doanh thu của khách sạn đến từ những dịch vụ nào ?
Dịch vụ cho thuê phòng
Nguồn thu từ dịch vụ cho thuê phòng là nguồn doanh thu chính và quan trọng nhất của mỗi khách sạn. Tùy theo quy mô của khách sạn mà nguồn doanh thu này đóng góp từ 30 – 90% tổng doanh thu. Vì thế mà các khách sạn thường sử dụng rất nhiều kênh bán phòng khác nhau như: OTA, GDS, công ty du lịch, website khách sạn… để đạt công suất cho thuê phòng cao nhất có thể.
Dịch vụ F&B
Dịch vụ F&B trong khách sạn với các nhà hàng, quầy bar, tổ chức tiệc cưới – tiệc cuối năm – liên hoan – gala dinner… cũng đem lại một nguồn thu không nhỏ cho các khách sạn. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thực khách, nhiều khách sạn có đến 4, 5 nhà hàng – phục vụ nhiều phong cách ẩm thực. Quầy bar cũng được đặt tại nhiều vị trí trong khách sạn: nhà hàng, hồ bơi, tầng thượng… để mang đến sự thuận tiện tối đa cho khách lưu trú.
Hội nghị, hội thảo
Dịch vụ cung cấp không gian tổ chức hội nghị, hội thảo cho các công ty, cơ quan, tổ chức, đơn vị… cũng góp một phần vào doanh thu khách sạn. Với những khách sạn có phòng tổ chức hội nghị, hội thảo có sức chứa lớn thường được chọn làm nơi tổ chức những sự kiện quan trọng. Điều này vừa giúp khách sạn có doanh thu vừa là cơ hội để quảng bá hình ảnh của khách sạn đến nhiều đối tượng khách hàng.
Dịch vụ giặt là
Các khách sạn thường có được nguồn thu này từ đối tượng khách ở dài ngày, khách đi công tác…
Dịch vụ spa, massage
Hiện nay, hầu như khách sạn quy mô lớn nào cũng đều có dịch vụ spa, massage… Những khách sạn nào càng có nhiều loại hình dịch vụ spa đa dạng thì càng thu hút được nhiều khách và mang lại nhiều doanh thu.
Dịch vụ vui chơi giải trí
Dịch vụ vui chơi giải trí với các loại hình: bar, pub, club, karaoke, casino… cũng đem lại một khoản thu cho khách sạn.
Dịch vụ cho thuê xe
Dịch vụ đặt tour du lịch
Bán hàng lưu niệm
Dịch vụ thể thao: gym, tennis, golf, câu cá…
Bán thẻ hội viên khách sạn
Với thẻ hội viên khách sạn, khách sạn vừa có được nguồn thu từ bán thẻ vừa duy trì được một lượng khách thường xuyên nhờ những chương trình ưu đãi đặc biệt.
Xem thêm : Giúp tăng doanh thu bán phòng khách sạn với 10 công cụ hữu ích nhất của Google
2. Các loại chi phí của khách sạn ?
Tùy vào chính sách hoạt động của từng khách sạn mà chi phí biến đổi và chi phí cố định được đưa vào sử dụng để phân biệt những chi phí có liên quan trực tiếp tới khách sạn và những chi phí không có liên quan đến khách sạn cũng như việc kinh doanh.
Chi phí cố định
Chi phí cố định là chi phí không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong doanh thu cũng như khối lượng hàng được bán ra. Những chi phí cố định này không có mối quan hệ trực tiếp tới khối lượng công việc kinh doanh vì khi chi phí cố định có thay đổi thì cũng không có đáng kể tới số lượng doanh thu được bán ra.
Thuật ngữ “cố định” không hoàn toàn có nghĩa là “tĩnh” hay “không thay đổi”, chỉ đơn thuần bạn nên hiểu là cho dù bất kỳ thay đổi nào xảy ra trong chi phí thì đó chỉ là chi phí gián tiếp và không ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi về khối lượng công việc kinh doanh khách sạn.
Một số ví dụ về chi phí cố định :
- Đất, Tiền thuê mặt bằng.
- Tiền lương nhân viên
- Phí bảo hiểm của nhân viên khách sạn.
- Chi phí quảng cáo
- Phí hợp đồng bảo trì hằng năm cho tất cả thiết bị, máy móc, phần mềm quản lý khách sạn
- Chi phí kiểm toán hằng năm
- Tổng số lương
- Tiền dự trữ
- Chi phí truyền hình cáp
- Giải trí âm nhạc
- Đăng ký báo tạp chí…
- Nguồn nhân lực
- Sales & Marketing
- Lãi cho vay
- Chi phí cố định khác.
Chi phí biến đổi
Chi phí biển đổi là chi phí ảnh hưởng quan trọng đến doanh thu hay khối lượng công việc kinh doanh khách sạn. Khi khối lượng công việc kinh doanh hay doanh thu tăng lên thì chi phí biến đổi cũng tăng theo, và ngược lại doanh thu giảm thì chi phí biển đổi cũng giảm theo.
Một số ví dụ về chi phí biến đổi :
- Thực phẩm, đồ uống và dụng cụ thiết bị lau chùi dọn dẹp khách sạn.
- Hoa trang trí
- Những tiện nghi của khách sạn
- Văn phòng phẩm được sử dụng trong bộ phận tiền sảnh và nhà hàng.
- Hóa chất sử dụng cho giặt là và xử lý nước.
- Tiền hoa hồng dịch vụ.
- Đồ trang trí trong khách sạn.
- Đồ dùng tiện nghi cho khách
- Mối quan hệ khách hàng.
- Quần áo đồng phục.
- Máy in.
- Máy fax & điện thoại.
- Tiền vận chuyển.
- Nguồn nhân lực.
- Phí quản lý.
- Phí sales & marketing.
- Vận hành bộ phận giặt là.
- Vật tư vận hành khác.
Nguồn : Tham khảo