Tỷ lệ lấp đầy là gì?
Tỷ lệ lấp đầy ( Occupancy rate) là chỉ số trực quan về tình hình kinh doanh của một khách sạn. Nó cho biết tỷ lệ phần trăm phòng đang được sử dụng trong một ngày, hoặc một giai đoạn nào đó. Theo dõi tỷ lệ lấp đầy theo thời gian cho phép các nhà quản lý khách sạn hiểu được khách sạn đang hoạt động như thế nào trong các giai đoạn khác nhau.
Cách tính tỷ lệ lấp đầy
Để tính toán tỷ lệ lấp đầy khách sạn, bước đầu tiên cần xác định được tổng số phòng của khách sạn là bao nhiêu và bao nhiêu trong số chúng thực sự được lấp đầy. Từ đó sẽ tính được tỷ lệ lấp đầy bằng cách chia số phòng đã đặt cho tổng số phòng đang có.
Ví dụ: Khách sạn A có 200 phòng, trong đó có 150 phòng có người ở. Vậy tỷ lệ lấp đầy sẽ là 75% công suất.
Để tính tỷ lệ trung bình mỗi tuần, bạn sẽ cần thêm số phòng được lấp đầy mỗi đêm, chia cho 7 ngày và chia kết quả này cho số phòng bạn có.
Xem thêm : Phần mềm quản lý khách sạn
Tỷ lệ lấp đầy quan trọng như thế nào đối với khách sạn
Hiểu được tỷ lệ lấp đầy của khách sạn và tìm cách tăng tỷ lệ lấp đầy khi cần thiết là rất quan trọng. Theo dõi nó hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng sẽ giúp bạn có được bức tranh rõ ràng hơn về khách sạn, thị trường và khách của mình.
Tỷ lệ lấp đầy ngoài việc cho biết tình trạng hoạt động cũng như doanh thu của khách sạn. Nó còn góp vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động khác của khách sạn:
– Có một cái nhìn toàn diện về tỷ lệ lấp đầy trong suốt cả năm có thể giúp bạn khi đến lúc lập kế hoạch ngân sách hàng năm.
– Qua những số liệu về tỷ lệ lấp đầy hằng năm, nếu thường thấy khách sạn mình có ít khách hơn vào tháng 3, bạn có thể chủ động tăng cường các nỗ lực tiếp thị vào quý đầu tiên để cải thiện tình hình. Hoặc nếu các tháng 4, 5, 6 là những tháng cao điểm của khách sạn mình thì chuẩn bị nhân sự cũng là việc cần làm để khách sạn vận hành tốt trong những tháng này.
– Tỷ lệ lấp đầy cũng giúp khách sạn tìm ra chiến lược nào phù hợp nhất với khách sạn và thị trường của mình. Từ đó đưa ra các điều chỉnh phù hợp hơn.
Tỷ lệ lấp đầy là một chỉ số quan trọng, tuy nhiên nếu chỉ đặt riêng nó thì sẽ không tối ưu hóa được hiệu suất của khách sạn. Vì vậy việc kết hợp nó cùng với KPI khách sạn khác như ADR và RevPar mang lại giá trị lớn cho việc quản lý và kinh doanh khách sạn.
Xem thêm : Phần mềm quản lý khách sạn online
Làm thế nào tăng tỷ lệ lấp đầy cho khách sạn
Tăng số lượng phòng được lấp đầy là mối quan tâm chính của các nhà quản lý doanh thu khách sạn. Để làm được điều đó họ cần tiến hành nhiều chiến lược, phương pháp khác nhau. Bao gồm:
– Tạo chương trình khuyến mãi và các gói dịch vụ
Các chương trình khuyến mãi và gói dịch vụ được đưa ra vào từng thời điểm giúp khách sạn bán được nhiều phòng hơn. Tuy nhiên cũng cần đảm bảo rằng giá phòng vẫn đủ cao để khách sạn của bạn vẫn có doanh thu.
Các gói có thể bao gồm bữa ăn tại nhà hàng của khách sạn, trị liệu spa, xe đưa đón, chuyến tham quan hoặc trải nghiệm. Vì giá phòng được ẩn trong gói, khách có cảm giác rằng họ đang tiết kiệm tiền bằng cách đặt phòng và trải nghiệm với một mức giá độc đáo.
– Nhắm vào các đối tượng mục tiêu
Để tăng tỷ lệ lấp đầy những ngày giữa tuần, khách sạn có thể hướng tới đối tượng khách hàng doanh nghiệp – Khách MICE. Đối tượng khách hàng này nếu tiếp cận tốt sẽ mang lại tỷ lệ lấp đầy cao cho khách sạn, đặc biệt khách doanh nghiệp còn có xu hướng quay lại nhiều lần nếu hài lòng với chất lượng dịch vụ và có các ưu đãi hợp lý.
Ngoài khách doanh nghiệp, khách sạn cũng có thể hướng đến khách lớn tuổi, những người đã về hưu, họ sẽ không bị hạn chế đi du lịch vào cuối tuần và trên thực tế, họ thường chọn đi du lịch trái mùa. Tìm đúng mục tiêu trong khoảng thời gian phù hợp là chìa khóa để tăng công suất thuê.
– Nắm bắt tốt các sự kiện đặc biệt
Nếu sắp có một sự kiện đặc biệt tại địa phương như lễ hội văn hóa, âm nhạc,… thì đó là một cơ hội tốt để khách sạn của bạn tăng công suất phòng. Việc cần làm là liên hệ với nhà tổ chức sự kiện để cung cấp chỗ ở cho những người tham gia và tổ chức sự kiện. Tất nhiên không quên đưa ra các ưu đãi hay gói dịch vụ hợp lý để có thể cạnh tranh với các khách sạn khác.
Nguồn : hoteljob