Layering là gì?
Trong pha chế, layering được hiểu là kỹ thuật pha chế cocktail theo hình thức phân tầng, nghĩa là, các thành phần sẽ được rót vào cùng chung 1 ly cocktail thành phẩm nhưng được phân thành từng lớp riêng biệt, gần như không hòa trộn vào nhau. Điển hình nhất cho kỹ thuật pha chế này là cocktail B52. Ngoài ra, rất nhiều loại cà phê hay thức uống khác cũng ứng dụng kỹ thuật này để tạo nên ly đồ uống đẹp mắt và độc – lạ.
Còn một cách hiểu nữa, layering còn được gọi với một cái tên khác là pousse cafes, có nguồn gốc từ Pháp, nghĩa là “push coffee” hay “coffee chaser” – “một ly rượu uống sau khi dùng cà phê”. Với người phương Tây, loại thức uống đặc biệt này được dùng sau bữa tối để thúc đẩy tiêu hóa, bên cạnh dùng digestif.
Bản chất của kỹ thuật pha chế layering
Trên lý thuyết, kỹ thuật layering muốn thành công cần dựa vào độ ngọt và trọng lượng riêng của từng loại rượu để rót theo thứ tự hợp lý. Cụ thể, nguyên liệu nào có tỷ trọng nặng nhất sẽ chìm xuống dưới, thứ nào nhẹ hơn sẽ nổi lên trên. Chẳng hạn: những nguyên liệu như siro, syrup, nước đường có hàm lượng đường rất cao vì thế sẽ bị chìm xuống dưới đáy ly – còn những vodka, gin, rhum… thường ít ngọt và nhẹ hơn nên sẽ nổi lên tầng trên cùng. Do đó, người pha chế cần nắm vững kiến thức về rượu, đồng thời phải thực sự khéo léo, cẩn thận và kiên nhẫn.
Tham khảo thêm bảng trọng lượng riêng của một số loại nguyên liệu phổ biến nhất:
Cách tạo layer chuẩn Bartender chuyên nghiệp
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách layer căn bản nhưng luôn thành công được các Bartender áp dụng trong pha chế:
+ Luôn bắt đầu với nguyên liệu có tỷ trọng nặng nhất (ví dụ như grenadine chẳng hạn). Cho một lượng nhất định theo công thức vào ly và để yên cho đến khi bề mặt chất lỏng được ổn định
+ Đặt mặt sau của barspoon sao cho muỗng chạm vào thành trong của ly, đầu còn lại hướng lên trên
+ Từ từ rót lần lượt các nguyên liệu còn lại vào ly qua mặt sau của muỗng pha chế. Lưu ý là phải rót từng lớp một, thật sự kiên nhẫn và khéo léo.
Cụ thể, nếu lấy B52 làm chuẩn, ly cocktail thành phẩm sẽ có Kahlua ở lớp dưới cùng – baileys ở giữa – và grand marnier ở tầng trên cùng. Các nguyên liệu đều tách rời nhau, hoàn toàn không bị hòa lẫn. Như thế coi như layering thành công.
Những sai lầm tuyệt đối tránh khi thực hành kỹ thuật layering
+ Hầu hết các món cocktail pousse cafes đều sẽ có những loại nguyên liệu thông dụng như grand marnier, crème de casis, grenadine… Điểm chung của chúng là đều có độ ngọt ở mức nhất định, do đó, cần hết sức cẩn thận trong pha chế nếu không muốn đi quá đà khiến ly đồ uống ngọt hơn cả nước đường, coi như thất bại.
+ Lời khuyên cho một ly cocktail phân tầng tuyệt hảo là chỉ nên dùng 2 hoặc 3 nguyên liệu đơn giản để đảm bảo cho ra một thứ gì đó ngon miệng, đẹp mắt và chắc chắn sẽ cân bằng về vị.
+ Nên ướp lạnh ly trước khi pha chế
+ Có thể sử dụng vòi rót rượu để dòng chảy được nhỏ, gọn cũng như giảm được tốc độ của dòng chảy chảy vào ly, như thế sẽ tăng tính hiệu quả hơn
+ Tuyệt đối không nên khuấy khi thưởng thức mà uống hết bằng một hơi dài nếu được, hoặc không thì uống từng ngụm nhỏ, như thế sẽ không phá hỏng các tầng/ lớp đẹp mắt của thức uống…
Thay vì phục vụ những ly đồ uống một màu đơn điệu, sao Bartender không thử trổ tài với các món lạ mắt và độc – đẹp hơn bằng cách áp dụng kỹ thật pha chế layering?
By: itcs.vn
PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHÁCH SẠN -RESORT-APARTMENT MEMO , chống thất thoát doanh thu (dành cho khách sạn 3-5 sao)
PHẦN MỀM QUAN LÝ KHÁCH SẠN ONLINE STAR , chống thất thoát doanh thu (dành cho khách sạn 1-3 sao, đăng ký dùng thử miễn phí 30 ngày)