Các câu hỏi khách lưu trú thường hay hỏi khách sạn?

♦ Đâu là thứ đầu tiên khách chú ý đến khi nhận phòng?

Đồ amenities gồm đồ dùng phòng tắm, khăn tắm, dép đi trong nhà là những vật phẩm yêu thích của hầu hết “thượng đế”. Thông thường, sau khi nhận phòng, một số khách sẽ vứt hành lý sang một bên, nằm vật ra giường hưởng thụ sự êm ái rồi đi một vòng đảo qua căn phòng được chọn và chắc chắn sẽ dừng lại nơi phòng tắm để ngắm nghía những vật phẩm trên. Do đó, nếu muốn gây ấn tượng tuyệt đối, khách sạn nên đầu tư vào bộ amenities đẹp về hình thức, mẫu mã và tốt về chất lượng. Trong đó, lựa chọn nơi uy tín để đặt mua là điều cần thiết.

Ngoài ra, khách sạn cần lưu ý thêm về các hành vi “mượn” đồ của khách – thùng rác nhỏ, vỏ ra, gối hay điều khiển từ xa… là những thứ đồ “may mắn” được khách chọn mang đi nếu thích.

Khách sạn có thu tiền đồ uống khách dùng trong minibar khi họ “1-2” không nhận đã sử dụng?

So với chi phí của 1 lon pepsi, khách sạn càng quan tâm hơn đến chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của du khách. Trường hợp khách kiên quyết khẳng định mình không uống bất kỳ thứ nước gì phục vụ trong minibar (dù Housekeeping kiểm tra và thông báo có sử dụng) thì khách sạn cũng không cưỡng ép khách phải trả, tránh phát sinh xung đột không đáng có, làm xấu hình ảnh khách sạn trong mắt khách lưu trú đó và các khách khác biết chuyện.

Tuy nhiên, trường hợp mức phí thực trả của du khách lớn (sử dụng thức uống có giá cao), khách làm bẩn, rách đồ dùng khách sạn mà không thể tẩy sạch hay khắc phục như mới, bày bừa làm mất vệ sinh phòng quá thể… buộc lòng khách sạn phải áp dụng quy chế “đền bù” thiệt hại.

♦ Thứ gì ít được Housekeeping làm sạch nhất khi dọn phòng?

Cốc thủy tinh và điều khiển từ xa là 2 vật dụng tiêu biểu được gọi tên. Ngoài ra, những góc khuất khó với tới như sau minibar/ TV, dưới gầm giường, trên trần nhà hay rèm cửa tối màu… cũng có thể bị bỏ qua hoặc được làm sơ sài.

Housekeeping cần bao nhiều thời gian để làm sạch 1 căn phòng?

Những căn phòng khác nhau về diện tích, hạng phòng, tình trạng phòng… sẽ có thời gian dọn sạch tương ứng khác nhau. Ngoài ra, việc làm sạch 1 căn phòng nhanh hay lâu còn phụ thuộc nhiều vào nghiệp vụ và kỹ năng của người làm phòng. Theo nhân viên buồng phòng có nhiều năm làm nghề cho biết, thông thường, chị mất khoảng 20p đến 1 tiếng để làm sạch phòng theo đúng tiêu chuẩn.

♦ Khách sạn chi bao nhiêu tiền cho các sản phẩm, đồ dùng trong phòng phục vụ khách?

Thống kê từ một Tạp chí du lịch nổi tiếng về độ uy tín cho biết, một khách sạn 5 sao A tại Việt Nam chi đến hàng chục triệu đôla Mỹ mỗi năm để thay mới các sản phẩm, đồ dùng trong phòng phục vụ khách – từ chăn-ga- gối-nệm, khăn lau, khăn tắm, ly cốc phục vụ đến đồ amenities… Ngoài ra, các trang thiết bị, tiện nghi trong phòng bị hư hỏng cần sửa chữa hoặc thay mới, dụng cụ làm vệ sinh phòng (máy hút bụi, chổi quét, cây lau nhà, xe đẩy, hóa chất tẩy rửa…) cũng “ngốn” đáng kể chi phí.

♦ Các nhân viên có “mượn” đồ của khách sạn đi luôn không?

Dĩ nhiên là “Có”. Đã có không ít lần khách sạn phát hiện nhân viên có hành vi “lấy của chung” để dùng vào mục đích riêng như sử dụng cho bản thân hay bán lại lấy tiền, gây tổn thất đáng kể cho khách sạn.

♦ Nhân viên có thể mở két sắt trong phòng khách không?

Loại trừ những hành vi “gây án” chuyên nghiệp có sử dụng dụng cụ hỗ trợ tinh vi hoặc biết được mật khẩu thì trong trường hợp cần thiết, khách cần được giúp mở két sắt, chỉ có người quản lý của bộ phận an ninh/ quản lý khách sạn mới có thể hỗ trợ.

Khách sạn xử lý thế nào nếu khách báo mất tài sản khi lưu trú?

1. Lúc khách thông báo sự việc, lễ tân liền xác nhận chính xác với khách bị mất vào khoảng thời gian nào, tổng giá trị bao nhiêu, ở đâu (trong phòng, nhà hàng, bể bơi…)

Nếu khách bị mất tiền ở những nơi công cộng (nhà hàng, bể bơi…), tình huống sẽ bớt phức tạp hơn.

Còn vấn đề cần quan tâm ở đây là nếu khách thông báo mất tài sản trong phòng lưu trú thì nên xử lý như thế nào?

2. Nhân viên lễ tân xin lỗi khách vì xảy ra sự việc và nói với khách sẽ thông báo lập tức lên cấp trên. Trong bước này, lễ tân không nên hứa hẹn gì với khách vì không biết cấp trên sẽ đưa ra hướng xử lý như thế nào.

3. Nhân viên lễ tân nghe hướng dẫn giải quyết từ cấp trên, phối hợp với bộ phận an ninh xác minh vào khoảng thời gian khách bị mất tài sản, có nhân viên bộ phận nào ở trong phòng khách không?

Khách sạn xử lý thế nào nếu chẳng may có người tự tử trong phòng?

Chuyện khách thuê phòng để tự tử là không lạ. Đã có vài trường hợp nhân viên khách sạn phát hiện khách đã tử vong khi cố tìm cách vào phòng sau đó. Báo cảnh sát, phong tỏa hiện trường để đợi cơ quan chức năng đến làm việc là điều đầu tiên – tiếp đến, khách sạn sẽ lập tức thực hiện khử trùng phòng, dọn rửa mọi thứ sạch sẽ như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Trừ những vụ án có tính chất nghiêm trọng và được truyền thông đưa tin, thông thường, thông tin về vụ việc sẽ được phía khách sạn giữ kín để tránh gây bất lợi cho khách sạn cũng như ảnh hưởng đến ngành du lịch địa phương. Và tất nhiên, tất cả nhân viên sẽ bị cấm tiết lộ về sự kiện này, đặc biệt là nguyên nhân tử vong và số phòng xảy ra vụ việc để tránh tối đa những ảnh hưởng đến chuyện kinh doanh.