Kinh nghiệm làm dự báo trong kinh doanh khách sạn

A – Vì sao cần phải dự báo doanh thu khách sạn?

Nhiều người làm công tác quản trị doanh thu trong khách sạn nhưng lại xem dự báo là một “nghĩa vụ” mà họ phải gửi định kỳ cho ban giám đốc. Họ chẳng buồn ngó ngàng tới những bảng biểu, báo cáo đó sau khi đã nhấn nút “Gửi” email. Nhưng nghệ thuật dự báo chính là công cụ để phân biệt người làm quản trị doanh thu “có tâm” và yếu kém. Dự báo có giá trị hơn nhiều một cái bảng Excel.

Bản báo cáo dự báo (forecast report) là cơ hội để xem xét, cải thiện, thay đổi hoặc từ bỏ một chiến lược và bắt đầu một chiến lược hoàn toàn mới. Dự báo chính là “kim chỉ nam” dẫn bạn đến hành động. Nếu bạn xem ngân sách (budget) chính là mục tiêu phải đạt được (nhà quản trị doanh thu không bao giờ bỏ qua ngân sách), rồi so sánh với báo cáo dự báo – và bạn thấy kết quả: dự báo thấp hơn ngân sách? hay tương đương? hay cao hơn? Dựa vào đó bạn sẽ thấy liệu khách sạn có đang hoạt động tốt không.

Nếu dự báo ở tất cả các phân khúc (segments) đều thấp hơn mục tiêu đề ra, chắc chắn có gì đó “sai sai” ở đây; cũng không loại trừ khả năng toàn bộ thị trường đều đang chịu ảnh hưởng bới một sự kiện nào đó (ví dụ như thiên tai hay khủng bố chẳng hạn) mà cũng có thể là ngay từ đầu mục tiêu là không thực tế. Nhưng một điều chắc chắn là nếu bạn không dự đoán và đối chiếu, bạn sẽ không biết mình đang đứng ở đâu, không thấy được điểm tốt và điểm chưa tốt của mình.

B – Đánh giá kết quả dự báo doanh thu

Bắt đầu với những điểm chưa tốt: nếu dự báo thể hiện thấp hơn mục tiêu đề ra, bạn nên bắt đầu xem xét nguyên nhân là do đâu và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.

Nếu dự báo cho thấy bạn đã đạt mục tiêu đề ra! Xin chúc mừng, bạn có thể tiếp tục với các chiến lược của mình, vì nó hoàn toàn đúng đắn. Và nếu bạn là một người chủ động, bạn sẽ bắt đầu tìm kiếm những cải tiến, thay đổi nhỏ.

Và nếu dự báo cho bạn biết các chiến lược và công cụ bạn đang sử dụng đang làm rất tốt, các con số trên bảng excel hiện toàn màu xanh (nếu xanh là dương, và đỏ là âm), bạn có thể ngồi thảnh thơi dựa lưng vào ghế sô-pha, mỉm cười và tự khen mình là nhà quản trị doanh thu giỏi nhất thế giới; nhưng bạn cần biết là: nếu các phân khúc (segments) đều thể hiện tốt hơn mục tiêu, có khả năng rất lớn là giá bạn đưa ra không được tối ưu.

Bằng cách biết chính xác phân khúc nào hoạt động tốt hoặc không tốt, nhà quản lý sẽ kết nối với các nhóm liên quan cải thiện và thực hiện những thay đổi cần thiết. Ví dụ như phân khúc FIT Leisure hơi yếu, cần đặt câu hỏi với đội kinh doanh FIT leisure là: Khuyến mãi có phù hợp không? Các chiến lược giá đưa ra có phù hợp với phân khúc này không? Giá hợp đồng bán buôn đưa ra có hợp lý không?… Hay làm việc với tất cả các đồng nghiệp ở các bộ phận E-Commerce, Reservations, Corporate Sales, Events…

(còn tiếp)

Phần mềm quản lý khách sạn, nhà hàng, kế toán, tổng đài MEMO