Thay vì đặt tên các hạng phòng với ngôn từ bóng bẩy như Tuyệt vời, Ngoạn mục, nhiều khách sạn có xu hướng dùng các từ đơn giản hơn.
Các khách sạn trên thế giới thường phân hạng phòng theo 3 cách gọi truyền thống là Standard (phòng Tiêu chuẩn), Deluxe (phòng có chất lượng cao hơn phòng Tiêu chuẩn) và Suite (phòng cao cấp nhất). Một cách phân hạng khác cũng thường được dùng là Classic (Phòng tiêu chuẩn), Superior (phòng cao cấp hơn phòng tiêu chuẩn) và Deluxe (phòng cao cấp hơn phòng Superior). Cách phân hạng này sẽ phụ thuộc vào bộ phận kinh doanh và quản lý của từng khách sạn quy định.
Sau đó, một số cơ sở lưu trú tìm cách biến tấu các tên gọi này để tạo ra sự “sang chảnh”. Đại diện cho trào lưu này là W Hotels, với cách đặt tên hạng phòng như Wonderful (Phi thường), Marvelous (Tuyệt vời) và Fantastic (Kỳ diệu).
Nhưng hiện tại, một xu hướng mới xuất hiện, đối lập hoàn toàn với sự bóng bẩy phía trên. Đó là trào lưu đặt tên phòng theo hướng “có sao nói vậy”, không phô trương. Mục đích của cách gọi này là giúp khách thuê phòng không bị thất vọng vì những lời quảng cáo quá đà, và họ hiểu rõ căn phòng mình sắp ở. Do đó, một loạt cách gọi tên phòng mới ra đời như Cozy (Nhỏ xinh), Spacious (Rộng rãi) và Generous (Thoải mái – cao cấp hơn hai hạng phòng còn lại) nhằm phản ánh thực tế trong các căn phòng.
Một số khách sạn khác lại đặt tên các phân khúc phòng của mình là Tiny, Cozy và Snug (đều chỉ những căn phòng nhỏ). Một số khác chân thực hơn khi ví những căn phòng như một cái tủ để giày (Shoebox – 12m2) hay tủ cất chổi lau nhà (Broom Cupboard – 15m2).
Robin Hutson và David Elton, chủ của các khách sạn Lime Wood và The Pig tại miền nam nước Anh, giải thích về cách gọi tên các hạng phòng một cách chân thực: “Chúng tôi muốn du khách có những trải nghiệm khi thuê phòng ở đồng quê bằng cách khiến họ có cảm giác dễ gần, ấm áp hơn. Tên phòng của chúng tôi nói lên điều đó, mô tả chính xác những gì bạn nhận được khi bước vào”.
Alice Tate, giám đốc quan hệ công chúng thuộc chuỗi khách sạn Hoxton, có trụ sở ở London, Anh, cho biết: “Tính minh bạch luôn là điều quan trọng với khách sạn chúng tôi. Phòng Shoebox nhỏ, chúng tôi biết điều đó và gọi là Hộp đựng giày để mọi người biết họ đang nhận được gì. Chúng tôi cố gắng trung thực một cách tàn nhẫn khi mô tả về các căn phòng của mình”.
Còn Sharan Pasricha, ông chủ người Ấn Độ của Hoxton, cho biết họ không muốn phức tạp hóa các khái niệm phòng, cũng không muốn hạ thấp quá mức.
Bên cạnh đó, một số chủ sở hữu khách sạn cho biết họ đổi tên gọi hạng phòng vì muốn đưa sự ấm áp, niềm vui và vẻ sang trọng của thương hiệu vào các loại phòng. Đồng thời, họ cũng muốn các phòng có một cái tên giản dị, thân thiện.
Nguon : https://vnexpress.net/trao-luu-dat-ten-phong-khach-san-kieu-ta-thuc-4172555.html
Phần mềm quản lý khách sạn ; phan mem quan ly khach san ; phần mềm khách sạn ; phan mem khach san ; phan mem khach san nha hang ; phần mềm khách sạn nhà hàng