Các kênh OTA tốt nhất để tăng lượng đặt phòng và doanh thu khách sạn

1. OTA là gì ?

OTA là viết tắt của cụm từ tiếng anh Online Travel Agency tức là đại lý du lịch trực tuyến. Có thể hiểu đây là một trang web chuyên bán các sản phẩm liên quan đến du lịch cho khách hàng. Những sản phẩm này có thể bao gồm : khách sạn, vé máy bay, tour du lịch, vé cho các hoạt động vui chơi và cả cho thuê xe. Điều quan trọng, OTA chỉ là bên thứ 3 bán lại các dịch vụ này thay cho các khách sạn, các hãng hàng không, các công ty du lịch… khác mà thôi. Các giao dịch mua bán, thanh toán trên các OTA đều được thực hiện thông qua hình thức online.

Xem thêm : So sánh các kênh OTA

2. Lợi ích của đăng ký bán phòng khách sạn trên các kênh OTA

a. Gia tăng doanh thu cho khách sạn

Lợi ích đầu tiên và dễ thấy nhất của việc đăng ký bán phòng khách sạn trên các kênh OTA đó chính là đem lại nguồn khách hàng ổn định, từ đó làm tăng doanh thu cho khách sạn.

Các kênh OTA

b. OTA đóng vai trò như một kênh marketing cho khách sạn

Ngoài việc tìm kiếm trên Google, hiện nay khi người dùng muốn tìm kiếm một khách sạn tốt, họ sẽ thường tìm kiếm trực tiếp trên các kênh OTA. Nếu phù hợp với nhu cầu của người dùng, chắc chắn khách sạn của bạn sẽ là một kết quả hiển thị để khách hàng lựa chọn.

Không phải khách hàng nào khi tìm thấy khách sạn của bạn trên các OTA họ cũng sẽ quyết định đặt phòng luôn. Họ có thể sẽ tìm đến website khách sạn để tìm thêm các thông tin, các dịch vụ đi kèm, thậm chí là đặt phòng ngay trên website của bạn.

Như vậy là đã có thêm một người ghi nhớ tên khách sạn của bạn và cũng là có thêm một khách hàng tiềm năng cho khách sạn.

Đã có rất nhiều khách sạn trở lên phổ biến và nổi tiếng hơn với người dùng thông qua việc đăng ký bán phòng khách sạn trên các kênh OTA.

c. Tiết kiệm chi phí marketing cho khách sạn

Các kênh OTA không tự nhiên mà có khách, họ cũng phải thực hiện các chiến dịch quảng cáo, các chương trình ưu đãi, khuyến mại, giảm giá… để có được khách hàng. Khi các kênh này thực hiện việc marketing cũng đã một phần nào quảng cáo cho các khách sạn trong đó.

Sự xuất hiện của khách sạn trên nhiều website OTA sẽ làm cho khách hàng ấn tượng với thương hiệu của bạn và họ sẽ dễ dàng đặt phòng hơn. Khách sạn sẽ tốn rất ít chi phí cho việc này.

Thậm chí, nếu khách hàng nhìn thấy thông tin về khách sạn của bạn ở trên các kênh OTA và tìm đến website của khách sạn để đặt phòng trực tiếp thì bạn sẽ không mất bất cứ 1 chi phí nào cả.

3. Danh sách các OTA khách sạn nổi tiếng

Một số OTA nổi tiếng mà du khách trên khắp thế giới sử dụng để lập kế hoạch và đặt chỗ cho chuyến du lịch của họ.

Booking.com

Booking.com là nhà cung cấp dịch vụ OTA dẫn đầu toàn cầu, là một trong những kênh đặt phòng phổ biến nhất đối với khách du lịch ở mọi phân khúc và mọi nơi trên thế giới. Booking.com về cơ bản là một thương hiệu quốc tế có trụ sở chính tại Amsterdam, mở cửa cho đặt phòng trên 43 quốc gia, bao gồm gần 200 quốc gia khác nhau. Booking.com là nền tảng OTA thành công nhất, khi họ bán gần 1,5 triệu khoảng không quảng cáo khách sạn mỗi ngày, cùng với khoảng 50 triệu đánh giá đã được xác minh. Thông thường, Booking.com tính phí 15%.

Xem thêm : Hướng dẫn đăng ký bán phòng khách sạn trên Booking.com

Expedia

Expedia là một nền tảng OTA nổi tiếng khác của Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1996 và có trụ sở chính tại Seattle, Washington DC. Expedia.com là một OTA hàng đầu trong ngành đặt phòng. Thị trường ngách chính của expedia.com là đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay hoặc du thuyền, hoặc cho thuê xe hơi, v.v.

Expedia cung cấp hơn 200 trang web đặt phòng du lịch, bao gồm Travelocity, Orbitz, Hotels.com, Wotif và Carrental.com. Hơn nữa, Expedia.com.vn có một danh sách khổng lồ với gần 500.000 cơ sở kinh doanh trên hơn 60 quốc gia. Phí hoa hồng của Expedia.com cho mỗi đặt phòng là 5% đến 30% tùy thuộc vào loại bất động sản và nhu cầu thị trường.

Xem thêm : Hướng dẫn đăng ký bán phòng khách sạn trên Expedia

TripAdvisor 

Tripadvisor cũng là một đại lý du lịch trực tuyến tốt nhất khác, được thành lập vào năm 2000. Bí mật của việc trở nên phổ biến trong thời gian ngắn là họ chủ yếu tập trung vào việc theo dõi các đánh giá / phản hồi của người dùng và sử dụng những lời phàn nàn đó làm động lực để cải thiện nền tảng của họ. Chiến lược chính của Tripadvisor là thu hút khách hàng bằng cách chia sẻ những phản hồi và đánh giá của khách hàng đã trải nghiệm.Tripadvisor tính gần 15% hoa hồng từ các khách sạn và nhà hàng cho mỗi lượt đặt phòng. Tripadvisor nắm giữ gần hơn 7 triệu đánh giá về khách sạn và nhà hàng với hơn 500 triệu người dùng. Tripadvisor toàn cầu có hơn 450 triệu người dùng hoạt động (mỗi tháng).

Xem thêm : Hướng dẫn đăng ký bán phòng khách sạn trên Tripadvisor

Agoda

Đặc biệt phổ biến ở các thị trường Châu Á.  Agoda tính khoảng 16% phí hoa hồng cho mỗi lần đặt phòng, tùy thuộc vào quy mô và tiêu chí khách sạn. Agoda cũng đã được liên kết với Kayak, metasearch; do đó, du khách có thể so sánh giá cả và chọn loại tốt nhất phù hợp với túi tiền.

Hướng dẫn đăng ký bán phòng trên Agoda dành cho khách sạn

Xem thêm : Hướng dẫn đăng ký bán phòng khách sạn trên Agoda

Trip.com

Kênh lớn nhất dành cho khách du lịch Trung Quốc. Ctrip hoặc Trip.com hiện là một trong những OTA mạnh nhất ở Trung Quốc. Trip.com nắm giữ hơn 1,2 triệu khách sạn, trong đó hơn 700.000 khách sạn quốc tế. Hiện tại, Trip.com vận hành thành công hoạt động kinh doanh của mình trên hơn 200 quốc gia, phục vụ gần 5 đến 500 triệu khách truy cập và tính phí hoa hồng gần 19% cho mỗi lượt đặt phòng.

Airbnb

Airbnb tính từ 14% đến 20% tỷ lệ hoa hồng cho mỗi lượt đặt phòng.

Xem thêm : Hướng dẫn đăng ký bán phòng khách sạn trên Airbnb

4. Làm thế nào để đăng ký bán phòng khách sạn trên các kênh OTA hiệu quả ?

a. Lựa chọn các kênh OTA uy tín, nổi tiếng, phù hợp và có chính sách tốt

Bạn chỉ cần đăng ký một vài kênh uy tín, có lượng người truy cập nhiều để việc bán phòng đạt được hiệu quả cao cũng như dễ dàng trong việc quản lý, tránh tình trạng nhiều khách hàng đặt được cùng một phòng trong cùng một thời điểm trên các kênh khác nhau (hay còn gọi là overbooking).

b. Hình ảnh khách sạn trên OTA phải đẹp và hấp dẫn

c. Làm đẹp lời nhận xét của khách hàng trên các kênh OTA

Hiện nay, đa số các kênh OTA đều có phần nhận xét công khai để khách hàng đã đặt phòng trên các kênh này có thể để lại đánh giá về khách sạn mình đã ở. Một khách sạn được nhiều lời nhận xét tốt sẽ được lấy được lòng tin, sự yêu thích của của người dùng, làm tăng tỷ lệ đặt phòng.

Hiện nay, các khách hàng rất thích để lại các đánh giá, nhận xét cho các dịch vụ và sản phẩm mà họ dùng. Vì vậy, hãy phục vụ thật tốt các khách hàng trong thời gian họ ở tại khách sạn và khuyến khích họ để lại lời nhận xét tốt bằng những hành động cụ thể như tặng quà, tặng phiếu giảm giá cho lần đặt phòng tiếp theo…

d. Thường xuyên liên hệ với các đối tác OTA

Các khách sạn cần làm việc với các đối tác OTA thường xuyên và định kỳ để thống kê được những phản hồi; nắm bắt được xu hướng đặt phòng của khách hàng. Làm việc thường xuyên với các OTA là điều rất cần thiết bởi họ luôn nắm rõ thế mạnh cũng như hạn chế của các khách sạn, từ tư vấn chiến lược giá hợp lý cho khách sạn.

e. Quản lý đồng bộ các kênh OTA

Một vấn đề lớn khi bán phòng khách sạn trên OTA là tình trạng overbooking. Để tránh tình trạng này, khách sạn sẽ phải kiểm tra thường xuyên và nhanh chóng cập nhật lại số phòng trống trên các kênh OTA còn lại, mỗi khi có sự đặt phòng về từ một kênh OTA.

Các bạn có thể sử dụng các phần mềm tiện ích có thể quản lý đồng bộ các kênh OTA như Channel Manager để quản lý việc kinh doanh trên tất cả các kênh OTA hiệu quả hơn. Lợi ích lớn nhất của các phần mềm này là cho phép tự động cập nhập lại số phòng còn lại của khách sạn trên tất cả các kênh OTA khi có sự đặt phòng về từ một kênh OTA khác.

f. Tích hợp phần mềm quản lý các kênh OTA với phần mềm quản lý khách sạn (PMS)

Khách hàng không chỉ đặt phòng trên các kênh OTA mà còn đặt phòng ngay trên website khách sạn, qua hotline hoặc trực tiếp đến đặt phòng tại khách sạn. Lúc này khách sạn cũng cần cập nhật nhanh nhất các thông tin này lên các trang OTA để tránh bị overbooking.

Nếu bạn sử dụng các phần mềm quản lý kênh OTA thì bạn nên chọn các phần mềm tích hợp được với phần mềm quản lý của khách sạn bạn đang dùng để việc quản lý được trở lên đồng nhất và tiện lợi nhất có thể.