Chiến lược kinh doanh khách sạn là một trong những yếu tố chủ chốt giúp bạn tăng doanh số bán phòng cũng như tăng doanh thu hiệu quả. Nếu bạn vẫn còn đang rối rắm trong vấn đề xây dựng chiến lược để phát triển khách sạn. Hãy tham khảo 11 chiến lược kinh doanh giúp tăng doanh số bán phòng khách sạn.
1. Chiến lược ngang giá
Đây là một trong những chiến lược kinh doanh khách sạn giúp thúc đẩy việc bán phòng hiệu quả nhất. Có thể hiểu như sau: chiến lược ngang giá là đặt một mức giá chung cho cùng một sản phẩm trên toàn bộ các kênh phân phối trực tuyến. Việc này giúp đem lại sự rõ ràng và minh bạch đến khách hàng và thúc đẩy marketing mạnh mẽ trên các kênh phân phối trung gian như OTA.
Xem thêm : Làm thế nào để đăng ký bán phòng khách sạn trên các kênh OTA
2. Chiến lược đặt phòng trực tiếp
Đây là chiến lược bán phòng mà phần lớn các khách sạn ngay ban đầu đều áp dụng. Bởi chiến lược này là đem lại cho khách sạn nguồn doanh thu cao nhất. Ngoài ra, với chiến lược này khách sạn sẽ không phải tốn phí hoa hồng cho các kênh phân phối trung gian.
Chiến lược này được thực hiện theo hai hướng sau:
- Đầu tiên là khách hàng có thể book phòng trực tiếp tại khách sạn, sau đó có thể lưu trú tại phòng ngay.
- Hai là, khách sạn có thể bán phòng trực tiếp trên trang web hoặc fanpage của chính họ. Đây là chiến lược kinh doanh khách sạn cần được ưu tiên và khi có nhiều khách đặt phòng khách sạn từ hệ thống trực tuyến càng tốt. Do đó, quản lý của khách sạn nên tập trung cải thiện và thúc đẩy hệ thống đặt phòng online đồng bộ với trang web để có thể tăng doanh số bán phòng một cách tốt nhất.
3. Cung cấp các sản phẩm đặt phòng khách sạn trọn gói
Một trong những giải pháp giúp các quản lý khách sạn tối đa hóa doanh thu tốt nhất, đó là: tạo ra các sản phẩm trọn gói hay cụ thể là combo khách sạn. Các gói này có thể sẽ gồm phòng khách sạn kèm theo các sản phẩm khác, dịch vụ đi kèm, các bữa ăn, phiếu spa, xe đạp hoặc quyền truy cập vào các thiết bị, tour du thuyền…
Với những sản phẩm dạng gói, giá phòng có thể sẽ thấp hợp so với giá gốc lúc ban đầu. Tuy nhiên, khách sạn lại bán được kèm theo nhiều dịch vụ lẫn sản phẩm khác nhau trong cùng một lúc.
4. Chiến lược bán phòng khách sạn tiếp thị điểm đến
Với chiến lược này, quản lý của khách sạn sẽ làm việc trực tiếp với những quản lý kinh doanh du lịch khác tại một điểm đến cụ thể. Việc này sẽ giúp quảng bá khách sạn đến khu vực đó. Vì vậy, các khách sạn cần tập trung bán phòng tại những điểm du lịch mà du khách hay đến tham quan. Trước tiên, các quản lý khách sạn cần tập trung tại các điểm tham quan trong nước rồi sau đó mới bắt đầu quảng bá ở thị trường quốc tế.
5. Mã giảm giá để kích thích khách hàng đặt phòng trực tiếp
Khi khách hàng đặt phòng khách sạn của bạn qua kênh phân phối trung gian/đại lý du lịch OTA, bạn có thể tặng họ mã giảm giá cho bất kỳ lần đặt phòng trực tiếp nào trong tương lai. Việc này không chỉ kích thích mong muốn đặt phòng khách sạn của khách hàng trong tương lai mà bạn còn có thêm được một khách hàng thân thiết đấy.
6. Chiến lược quảng cáo chéo
Có thể hiểu đơn giản chiến lược này như sau: các quản lý khách sạn cần tìm hiểu các chương trình/sự kiện lớn sẽ diễn ra tại điểm tham quan đó trong năm. Kế đó, khách sạn triển khai và thiết kế ra một chương trình ưu đãi đặt phòng kết hợp cùng sự kiện này. Chẳng hạn như: chương trình ưu đãi lên đến 29% mừng lễ 2/9 của khách sạn Mường Thanh Luxury Phú Quốc hoặc khách sạn Fusion Suites Vung Tau khuyến mãi đến 29% nhân dịp lễ 2/9…
7. Up-selling
Một trong những nguyên tắc cơ bản khi bán hàng mà nhân viên nào cũng nên biết là: kích thích khách hàng mua thêm nhiều hơn một sản phẩm/ dịch vụ hoặc đặt phòng hiện tại của họ. Chiến lược này còn được biết đến với tên gọi là Up-selling. Cụ thể hơn như sau: bạn có thể khuyến khích khách hàng đặt một phòng tốt hơn với trang thiết bị hiện đại hơn, đặt phòng với giá cao hơn để có view thu hút hơn. Đây là một trong những chiến lược kinh doanh khách sạn thành công nhất, đặc biệt là trong lúc đặt phòng.
8. Chính sách hoàn hủy
Chính sách hủy phòng cũng là một cách bán phòng hiệu quả và tăng doanh thu. Một ví dụ thực tế như sau: nếu khách hàng lựa chọn đặt phòng với mức giá thấp sẽ không được hoàn tiền nếu họ hủy phòng. Tuy nhiên, trong trường hợp với mức giá cao hơn khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi hủy phòng.
Chính sách này cực kỳ có lợi với các khách sạn. Bởi với mức giá phòng thấp hơn đổi lấy việc không hoàn tiền cho khách khi hủy phòng, các khách sạn có thể thu được lợi nhuận từ việc bán phòng một cách hiệu quả khi khách hủy phòng.
9. Chiến lược bán phòng thưởng cho khách
Để tăng doanh số bán phòng hiệu quả, khách sạn có thể áp dụng chiến lược phần thưởng cho khách. Cụ thể, khách sạn cần có những chương trình, sự kiện ưu đãi, phần thưởng cho những khách hàng lần đầu tiên đến khách sạn trong dịp lễ hay ngày đặc biệt nào đó hoặc tri ân khách hàng thân thiết. Điều này khẳng định sự quan tâm của khách sạn với khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ tin tưởng và mối quan hệ gắn kết giữa hai bên với nhau.
10. Chiến lược kinh doanh khách sạn theo phân khúc khách hàng
Nhắc đến một trong những chiến lược kinh doanh khách sạn về giá không thể nào bỏ qua: giá cho mỗi phân khúc. Chiến lược này sẽ áp dụng nhiều mức giá khác nhau với cùng một sản phẩm cho nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
Với thị trường mở, giá thấp hơn sẽ phải tuân thủ theo chiến lược ngang giá. giá dành cho các doanh nghiệp có thể sẽ thấp hơn, nếu họ đảm bảo một số lượng phòng hoặc bữa ăn nhất định. Một cách khách là bán nhiều phòng cho những đại lý du lịch với mức giá thấp hơn, từ đó các đại lý có thể bao gồm phòng trong các gói sản phẩm.
11. Cross-selling
Chiến lược này thường đề cập đến các dịch vụ bổ sung như: tour du lịch trọn gói, dịch vụ xông hơi, massage, phòng tập,… Cross-selling có hiệu quả tốt nhất khi các thủ tục đặt phòng ban đầu đã được thực hiện hoàn tất, trước khi khách đến khách sạn check–in. Do đó mà chiến lược này thường được thực hiện bằng cách gửi email quảng cáo.
Nguồn : Tham khảo