Managing Director là gì? Vai trò, nhiệm vụ của Managing Director trong khách sạn.

Managing Director là gì? Vai trò, nhiệm vụ của Managing Director trong khách.

Bên cạnh cách gọi thông dụng là CEO, vị trí Giám đốc điều hành trong khách sạn còn được gọi bằng một thuật ngữ khác là MD – Managing Director hoặc GM – General Manager. Vậy, Managing Director là gì? cách gọi MD, GM có khác gì so với CEO hay không? Vai trò, nhiệm vụ chính của vị trí Managing Director trong khách sạn là gì? Hãy cùng ITCS.VN tìm lời giải đáp trong bài viết ngày hôm nay.

  1. Managing Director là gì?

Managing Director (viết tắt là MD) là cách gọi chức vụ Giám đốc điều hành trong khách sạn. Đây là vị trí chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động, đảm bảo quá trình vận hành hiệu quả, đem về nguồn doanh thu tốt cho khách sạn.

Đối với những tập đoàn khách sạn lớn, sở hữu trong tay một chuỗi các khách sạn tại nhiều địa điểm khác nhau, người đứng đầu quản lý toàn bộ hoạt động của mỗi khách sạn đó chính là Managing Director.

Managing Director là gì?

Những chủ đầu tư mở khách sạn nhưng họ không trực tiếp điều hành sẽ tuyển thêm vị trí Giám đốc điều hành thay mặt họ quản lý hoạt động của khách sạn.

CEO là thuật ngữ viết tắt của từ Chief Executive Officer trong tiếng Anh. Khi dịch ra tiếng Việt, Chief Executive Officer có nghĩa là Giám đốc điều hành. Đây là thuật ngữ được dùng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Tại Việt Nam, ở các công ty lớn thì từ CEO này thường được dùng để nói về chức vụ Tổng giám đốc. Còn MD – Managing Director là thuật ngữ được sử dụng chủ yếu tại Anh Quốc.

  1. Vai trò, nhiệm vụ của Managing Director trong khách sạn

Là người đứng đầu, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động cũng như đảm bảo tối đa hóa nguồn doanh thu cho nhà hàng, khách sạn. Chính vì vậy, nhiệm vụ và vai trò của Managing Director trong khách sạn là cực kỳ quan trọng.

Dưới đây là những đầu công việc cụ thể của Giám đốc điều hành khách sạn.

2.1. Lập kế hoạch kinh doanh, quy chế thưởng – phạt

Managing Director là người lập kế hoạch kinh doanh định kỳ, xây dựng ngân sách cho tất cả mọi hoạt động của khách sạn và trình lên cho Tổng giám đốc, Chủ tịch Tập đoàn hay chủ đầu tư phê duyệt.

Sau khi kế hoạch được phê duyệt, Giám đốc điều hành là người chịu trách nhiệm cao nhất trước chủ đầu tư về việc triển khai và giám sát quá trình thực hiện kế hoạch. Đảm bảo kế hoạch đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, Managing Director là người đề xuất, lập kế hoạch tu sửa, nâng cấp nội thất, trang thiết bị theo tiêu chuẩn chất lượng sao mà khách sạn đã đăng ký.

Phối hợp với các bộ phận liên quan xây dựng quy chế thưởng – phạt nhân viên cụ thể để nâng cao tinh thần, tạo bầu không khí thi đua cho đội ngũ nhân viên, tăng năng suất và hiệu quả lao động.

2.2. Tối đa hóa doanh thu

Đưa ra kế hoạch dự báo và chuẩn bị phương án dự phòng tùy thời có thể thương thích với sự thay đổi của thị trường và đối tượng khách hàng.

Phối hợp với phòng marketing xây dựng các chương trình, kế hoạch marketing. Đồng thời, giám sát toàn bộ quá trình triển khai kế hoạch và quản lý doanh thu trong từng chiến dịch truyền thông.

Quản lý doanh thu của toàn bộ dịch vụ của khách sạn từ dịch vụ phòng cho đến dịch vụ ẩm thực, vui chơi, giải trí, …đảm bảo sử dụng tối ưu toàn bộ dịch vụ, sản phẩm của khách sạn.

Định kỳ đưa ra những đề xuất, giải pháp mới nhằm cải thiện, tối đa hóa nguồn doanh thu, lợi nhuận cho khách sạn.

2.3. Giải quyết các yêu cầu, sự cố phát sinh

Theo dõi quá trình đáp ứng dịch vụ cho du khách, chỉ đạo nhân viên đáp ứng nhanh nhất những yêu cầu chính đáng của khách hàng một cách tốt nhất có thể.

Hỗ trợ cấp dưới giải quyết những trường hợp, sự cố phát sinh đảm bảo làm hài lòng khách hàng và không làm ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín của khách sạn.

2.4. Quản lý vấn đề an ninh – an toàn vệ sinh thực phẩm

Xây dựng một môi trường sống an toàn, thân thiện cho khách hàng và nhân viên bằng cách thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác an ninh, an toàn cháy nổ trong khách sạn theo quy chuẩn đã được quy định.

Đối với các dịch vụ F&B trong khách sạn, Giám đốc điều hành có trách nhiệm định kỳ kiểm tra, đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, để ngăn chặn tuyệt đối các sự cố không hay xảy ra như: ngộ độc, thức ăn, đồ uống kém chất lượng,…

2.4. Quản trị nhân sự, tuyển dụng, đào tạo

Phối hợp với bộ phận nhân sự của khách sạn thực hiện chức năng quản trị nhân sự một cách hiệu quả nhất, nhằm mang đến một môi trường làm việc chuyên nghiệp, đoàn kết, để nhân viên trong khách sạn có động lực để làm việc và phấn đấu.

Cân đối, xét duyệt các kế hoạch tuyển dụng, trực tiếp tham gia phỏng vấn tuyển dụng nhân sự mới cho khách sạn. Tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự, trực tiếp tham gia đào tạo nhân viên mới. Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên khách sạn.

2.5. Các nhiệm vụ khác

Theo dõi, giám sát quá trình làm việc của nhân viên, đảm bảo quá trình vận hành của khách sạn, duy trì chất lượng phục vụ tiêu chuẩn của khách sạn.

Tư vấn, đưa ra chỉ đạo và xét duyệt các kế hoạch phân công công việc, tổ chức công việc của các bộ phận trong khách sạn.

Trong các trường hợp khách sạn đón tiếp khách VIP, Managing Director sẽ phải trực tiếp kiểm tra toàn bộ công tác đón tiếp. Trực tiếp tiếp đón, hỏi thăm và đưa tiễn khách VIP, tiếp nhận và trực tiếp chỉ đạo nhân viên đáp ứng các yêu cầu của khách VIP một cách tốt nhất.

Xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng, chính quyền và cộng đồng địa phương, cũng như mối quan hệ với các cơ quan báo đài và giới truyền thông.
Phối hợp thanh kiểm tra để phòng chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, các hành vi vi phạm pháp luật trong khách sạn.

Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn cho Tổng giám đốc, Chủ tịch Tập đoàn hay chủ đầu tư định kỳ hàng ngày/tuần/tháng/quý/năm.
Tổ chức, điều hành các cuộc họp định kỳ trong khách sạn.
Tham gia các cuộc họp chung của khách sạn, Tập đoàn.
Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên giao phó

By: Itcs.vn
Phần mềm quản lý khách sạn resort MEMO
Phần mềm quản lý nhà hàng – barcafe MEMO
Phần mềm quản lý ký túc xá doanh nghiệp MEMO