So sánh các kênh OTA ? Khách sạn nên bán phòng trên kênh OTA nào ?

1. OTA là gì ?

OTA là viết tắt của cụm từ tiếng anh Online Travel Agency tức là đại lý du lịch trực tuyến. Có thể hiểu đây là một trang web chuyên bán các sản phẩm liên quan đến du lịch cho khách hàng. Những sản phẩm này có thể bao gồm : khách sạn, vé máy bay, tour du lịch, vé cho các hoạt động vui chơi và cả cho thuê xe. Điều quan trọng, OTA chỉ là bên thứ 3 bán lại các dịch vụ này thay cho các khách sạn, các hãng hàng không, các công ty du lịch… khác mà thôi. Các giao dịch mua bán, thanh toán trên các OTA đều được thực hiện thông qua hình thức online.

Hiện nay, các mô hình OTA rất phát triển, nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới phải kể đến như Booking.com, Agoda.com, Expedia.com… Ở Việt Nam, các trang web như Ivivu.com, Luxstay.com, Vntrip.vn… chính là các mô hình OTA.

2. Lợi ích của đăng ký bán phòng khách sạn trên các kênh OTA

a. Gia tăng doanh thu cho khách sạn

Lợi ích đầu tiên và dễ thấy nhất của việc đăng ký bán phòng khách sạn trên các kênh OTA đó chính là đem lại nguồn khách hàng ổn định, từ đó làm tăng doanh thu cho khách sạn.

b. OTA đóng vai trò như một kênh marketing cho khách sạn

Ngoài việc tìm kiếm trên Google, hiện nay khi người dùng muốn tìm kiếm một khách sạn tốt, họ sẽ thường tìm kiếm trực tiếp trên các kênh OTA. Nếu phù hợp với nhu cầu của người dùng, chắc chắn khách sạn của bạn sẽ là một kết quả hiển thị để khách hàng lựa chọn.

Không phải khách hàng nào khi tìm thấy khách sạn của bạn trên các OTA họ cũng sẽ quyết định đặt phòng luôn. Họ có thể sẽ tìm đến website khách sạn để tìm thêm các thông tin, các dịch vụ đi kèm, thậm chí là đặt phòng ngay trên website của bạn.

Như vậy là đã có thêm một người ghi nhớ tên khách sạn của bạn và cũng là có thêm một khách hàng tiềm năng cho khách sạn.

Đã có rất nhiều khách sạn trở lên phổ biến và nổi tiếng hơn với người dùng thông qua việc đăng ký bán phòng khách sạn trên các kênh OTA.

c. Tiết kiệm chi phí marketing cho khách sạn

Các kênh OTA không tự nhiên mà có khách, họ cũng phải thực hiện các chiến dịch quảng cáo, các chương trình ưu đãi, khuyến mại, giảm giá… để có được khách hàng. Khi các kênh này thực hiện việc marketing cũng đã một phần nào quảng cáo cho các khách sạn trong đó.

Sự xuất hiện của khách sạn trên nhiều website OTA sẽ làm cho khách hàng ấn tượng với thương hiệu của bạn và họ sẽ dễ dàng đặt phòng hơn. Khách sạn sẽ tốn rất ít chi phí cho việc này.

Thậm chí, nếu khách hàng nhìn thấy thông tin về khách sạn của bạn ở trên các kênh OTA và tìm đến website của khách sạn để đặt phòng trực tiếp thì bạn sẽ không mất bất cứ 1 chi phí nào cả.

3. Nên bán phòng khách sạn trên kênh OTA nào ?

ota

Để lựa chọn được kênh OTA phù hợp, các bạn cần nắm rõ các vấn đề sau:

  • Mô hình kinh doanh của khách sạn là gì (khách sạn, resort, homestay, căn hộ dịch vụ hay nhà nghỉ…)
  • Phân khúc khách hàng của khách sạn (họ là ai, khách trong nước hay nước ngoài…)
  • Số lượng phòng của khách sạn là bao nhiêu
  • Chính sách của mỗi kênh dành cho khách sạn, chủ nhà

4. So sánh các kênh OTA

OTA Thị trường

chủ yếu

Loại lưu trú

chủ yếu

Cơ chế

thanh toán

Phí hoa hồng
Booking.com Toàn cầu, chủ yếu là châu Âu Tất cả các loại lưu trú (từ bình dân đến cao cấp) Khách thuê phòng thanh toán trực tiếp cho chủ nhà, Booking chỉ đóng vai trò môi giới nhận hoa hồng. Từ 15% trở lên, tùy thuộc vào thị trường
Expedia.com Bắc Mỹ và Châu Á Tất cả các loại lưu trú (từ bình dân đến cao cấp) Khách thuê phòng sẽ thanh toán cho Expedia và khách sạn sẽ nhận tiền thanh toán từ Expedia sau khi đã trừ hoa hồng. Từ 15% đến 18%
Agoda.com Chủ yếu là châu Á, đang tiếp cận châu Âu và châu Mỹ Tất cả các loại lưu trú (từ bình dân đến cao cấp) Khách thuê phòng thanh toán cho Agoda, khách sạn sẽ nhận tiền thanh toán từ Agoda sau khi đã trừ hoa hồng. 15%
Hotels.com Toàn cầu Khách sạn, chỗ ở B & B và căn hộ Khách thuê phòng thanh toán cho Hotels, khách sạn sẽ nhận tiền thanh toán từ Hotels sau khi đã trừ hoa hồng. Từ 15% đến 18%
Airbnb.com Toàn cầu Những chỗ lưu trú độc đáo Khách thuê phòng thanh toán cho Airbnb, khách sạn sẽ nhận tiền thanh toán từ Airbnb sau khi đã trừ hoa hồng. Chủ nhà trả 3%, Khách thuê  trả 6-12%
Traveloka.com Việt Nam Tất cả các loại lưu trú (từ bình dân đến cao cấp) Khách thuê phòng thanh toán cho Traveloka, khách sạn sẽ nhận tiền thanh toán từ Traveloka sau khi đã trừ hoa hồng. Mức thu hoa hồng và chiết khấu của Traveloka không được công khai, liên hệ để biết thêm chi tiết.
Vntrip.vn Việt Nam Chú trọng mảng khách sạn nhưng cũng hỗ trợ các homestay Vntrip sẽ thu tiền từ khách thuê, trừ đi % hoa hồng đã thỏa thuận và chuyển phần tiền còn lại cho khách hàng Vntrip không công khai chi phí hợp tác và hoa hồng. Bạn cần liên hệ với Vntrip để biết thêm thông tin chi tiết.
Luxstay.com Việt Nam Homestay, Villa, Hostel, Studio Luxstay thu tiền của khách thuê phòng và thanh toán cho chủ nhà sau khi đã trừ hoa hồng. 15%
Westay.vn Việt Nam Homestay Westay thu tiền của khách thuê phòng và thanh toán cho chủ nhà sau khi đã trừ hoa hồng. 20%

 

Nguồn : Tham khảo